NHỮNG TIẾN BỘ TRONG Y KHOA CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT !
Mình xin tóm tắt những tiến bộ mới nhất của thế giới và của VN 2 năm gần đây trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc thất bại làm tổ (tức là chuyển phôi 2 lần liên tiếp phôi không đậu thai), hoặc đậu thai nhưng liên tiếp sảy thai hay thai chết lưu.
Mình biết có nhiều bạn đọc bài của mình nhưng không hỏi lại, nên cứ đòi áp dụng hết kỹ thuật nọ đến kỹ thuật kia. Các bạn lưu ý đây là thất bại làm tổ do nghi ngờ yếu tố miễn dịch, do phôi được hình thành trong quá trình sinh sản tự nhiên hay nhân tạo ( IVF) có 1/2 vật chất di truyền là của người bố ( lạ với cơ thể mẹ) nên cơ thể mẹ cần có sự điều hòa miễn dịch để tử cung của mẹ trong quá trình đón phôi về làm tổ. Những trường hợp này có thể chiếm 1/3 hoặc hơn nữa trong số các trường hợp hiếm muộn. Có những trường hợp đã xác định rõ ràng nguyên nhân thất bại làm tổ: dính buồng tử cung, polyp buồng tử cung, bế dịch lòng tử cung do hở sẹo vết mổ cũ…hoặc chất lượng phôi quá kém, phôi có bất thường nhiễm săc thể…thì các bạn phải được bác sĩ của mình tư vấn kỹ càng, không thể tự mình đỏi làm hết các kỹ thuật sẵn có, tồn tiền mà cuối cùng vẫn không tìm được nguyên nhân thất bại.
Dưới đây là 1 bài báo mình dịch với ít từ chuyên ngành nhất để mọi người có thể hiểu.
CLINICAL TRIAL article
Endometrial immune profiling and precision therapy increase live birth rate after embryo transfer: a randomised controlled trial
(Nathalie Lédée, Marie Petitbarat, Geraldine Dray at al., Sec. Immunological Tolerance and Regulation Vol 16-2025)
Tóm tắt nghiên cứu lâm sàng (Front. Immunol., 2025)
Tên nghiên cứu: Chẩn đoán miễn dịch nội mạc tử cung và điều trị cá thể hóa giúp cải thiện tỷ lệ sinh sống sau chuyển phôi: thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc cá thể hóa điều trị dựa trên những chỉ số miễn dịch nội mạc tử cung trong IVF/ICSI.
Phương pháp:
493 bệnh nhân IVF được tuyển chọn, thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung vào giữa pha hoàng thể để phân tích các chỉ dấu sinh học cytokine. Trong số đó, 78% được xác định có rối loạn miễn dịch nội mạc và được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm:
• Nhóm điều trị thông thường (không điều chỉnh theo miễn dịch)
• Nhóm điều trị chính xác (có can thiệp điều trị tùy theo kiểu rối loạn miễn dịch)
Kết quả:
• Nhóm điều trị chính xác có tỷ lệ sinh sống sau chuyển phôi lần đầu cao hơn rõ rệt (41,4% so với 29,7%; OR 1,68; p = 0,036).
• Lợi ích rõ nhất ở:
• Bệnh nhân có phôi chất lượng hình thái kém (LBR: 39,6% vs. 21,2%)
• Bệnh nhân có tiền sử ≥ 2 lần chuyển phôi thất bại (LBR: 48,1% vs. 23,4%)
Kết luận:
Kết luận: Việc điều hòa môi trường miễn dịch của nội mạc tử cung hiện tại đang rất được chú trọng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Kiểm tra miễn dịch nội mạc tử cung có giá trị tiên lượng và định hướng điều trị. Cá thể hóa chuyển phôi dựa trên môi trường miễn dịch tử cung là chiến lược đầy triển vọng, giúp tăng khả năng làm tổ và tỷ lệ sinh sống trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản.